Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe - sản phẩm của Hanoitourist
Tổng cộng: Có 34 kết quả được tìm thấy.
Page 1 of 2
Nostrum exercitationem ullam corporis suscipit laboriosam, nisi ut aliquid ex ea commodi consequatur? Quis autem vel eum iure reprehenderit qui in ea voluptate velit esse quam nihil molestiae consequatur, vel illum qui dolorem eum fugiat quo voluptas nulla pariatur?
Etiam vitae euismod ipsum tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas. Vestibulum tortor quam, feugiat vitae, ultricies eget, tempor sit amet, ante. Donec eu libero sit amet quam egestas semper. Aenean ultricies mi vitae est. Mauris placerat eleifend leo.
NGÀY 01 |
HÀ NỘI – SEOUL |
Tối: Có mặt tại sân bay Quốc tế Nội Bài( T2) và làm thủ tục. Sau đó, quý khách đáp chuyến bay đi Seoul - Hàn Quốc. Đoàn nghỉ đêm trên máy bay. |
|
NGÀY 02 |
SEOUL |
Đến Seoul, quý khách dùng bữa ăn sáng. Xe và hướng dẫn viên đưa đoàn đi ăn sáng và về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi. Quý khách dùng buổi trưa với món gà tần sâm. Cung điện Gyeongbok: Xây dựng năm 1395 bởi vua Taejo - nhà vua đầu tiên cũng là người sáng lập triều đại Joseon, cung Gyeongbokgung còn được biết đến với tên gọi Bắc cung và được xem là cung điện đẹp nhất và là cung điện lớn nhất còn tồn tại trong tất cả 5 cung điện. Quảng trường Gwanghwamun: là quảng trường đẹp nhất thủ đô Seoul với không gian xanh mát, thoáng đãng và chứa đựng những câu chuyện lịch sử xứ Hàn. Có thể nói quảng trường Gwanghwamun ở Hàn Quốc cũng giống như quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc hay đại lộ Champs-Elysees ở Pháp. Khu mua sắm Insadong: là khu vực mua sắm tốt nhất ở Hàn Quốc dành cho những ai có ý định mua quà lưu niệm hay các mặt hàng truyền thống. Khách du lịch sẽ thấy hàng loạt đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh được bày bán 2 bên đường. Đặc biệt là du khách có thể mua được Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và Hanji (loại giấy truyền thống Hàn Quốc) ở khu Insadong. Nghỉ đêm tại khách sạn. |
|
NGÀY 03 |
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ DAEGU |
Ăn sáng tại khách sạn, đoàn khởi hành tham quan và kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện với các bước kiểm tra như sau: |
|
Hỏi đáp xác nhận |
|
Kiểm tra sức khỏe |
|
Kiểm tra máu |
|
Đo thị lực |
|
Điện tâm đồ |
|
Hệ hô hấp |
|
Thính giác |
|
Khoang miệng |
|
Chụp X-quang |
|
Kiểm tra nội tạng bằng sóng âm |
|
Nội soi |
|
Thêm cho nữ |
|
NGÀY 04 |
SEOUL – HÀ NỘI |
Quý khách dùng điểm tâm sáng. Tham quan làng truyền thống Hanok nằm dưới chân núi Nam San, nơi lưu giữ những kiểu nhà truyền thống của người Hàn Tham quan trung tâm nấm linh chi và giải độc gan, sâm tươi. Ăn trưa với món Gà tần sâm, chiều tham quan và mua sắm : Siêu thị miễn thuế Donghwa. Sau đó xe đưa quý khách ra sân bay Incheon đáp chuyến bay trở về Việt Nam. |
BAO GỒM:
Vé máy bay khứ hồi : HAN – ICN – HAN
KHÔNG BAO GỒM:
Du lịch không chỉ là du lịch
Khi nhắc tới du lịch thường được hiểu là việc tham quan thưởng ngoạn những đất nước xa xôi, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác với mình. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển hiện đại ngày nay, khái niệm “du lịch nghỉ dưỡng”, “du lịch chữa bệnh” đang xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành xu hướng được nhiều người đón nhận. Thậm chí, tại những nước phát triển, việc kết hợp du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc chữa bệnh còn được rất ưa chuộng.
Loại hình du lịch này không quá mới mẻ trên thế giới khi đã thu hút hàng trăm triệu lượt khách và có mức tăng trưởng trên 20% mỗi năm. Theo báo cáo của The Global Wellness Institute (Viện Sức Khỏe Toàn Cầu), giá trị ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu đạt 3.400 tỷ USD, gấp 3 lần doanh thu của ngành dược. Trong đó, du lịch chăm sóc sức khoẻ đóng góp một phần quan trọng với doanh thu năm 2015 là 563 tỷ USD.
Một số nước nổi tiếng thế giới về loại hình này như Ấn Độ với thế mạnh về trị liệu bằng thiền, yoga; Nhật Bản có nguồn nước khoáng nóng để phát triển loại hình spa nước khoáng nóng (hay còn gọi là Onsen); Hàn Quốc với ngành công nghệ chăm sóc da, sắc đẹp, thẩm mỹ… Khu vực Đông Nam Á cũng đang nổi những ứng viên trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe như Singapore, Thái Lan, Malaysia.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản: “Mọi người đều có nhu cầu làm đẹp và tái tạo sức khỏe. Ngoài thời gian chăm sóc hàng ngày, họ có thể kết hợp với các chuyến du lịch dài ngày để tinh thần và sức khỏe tráng kiện hơn. Và du lịch chăm sóc sức khoẻ trở thành xu hướng phổ biến hiện nay, mở ra món lợi lớn cho nhà đầu tư bất động sản”.
Tầm nhìn “triệu đô”
So với các nước đang phát triển loại hình du lịch này, Việt Nam được đánh giá là không hề kém cạnh về tiềm năng, nhiều khu du lịch hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ du lịch chăm sóc sức khỏe. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều bãi tắm và cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái tuyệt vời. Vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên thanh bình giúp cho cơ thể bạn được thả lỏng một cách thư thái và nghỉ ngơi hoàn toàn tự nhiên. Trong không gian này, du khách cũng dễ dàng kết hợp với các phương pháp chăm sóc sức khỏe để chủ động phòng bệnh, giảm căng thẳng – stress.
Đón đầu thị trường, khởi đầu năm 2017, Empire Group khuấy động thị trường với việc ra mắt Coco Ocean-Spa Resort . Đây là dự án condotel độc đáo và hiếm có trên thị trường với sự đầu tư chuẩn mực về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tái tạo năng lượng và làm đẹp cho khách lưu trú.
Coco Ocean-Spa Resort nằm ngay vị trí cửa ngỏ và là tâm điểm của siêu Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay. Vị trí này không chỉ mang lại tầm nhìn đẹp mà còn ghi điểm với nhà đầu tư bởi đối với dòng sản phẩm du lịch, vị trí là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lợi, do khách du lịch luôn yêu chuộng những căn hộ khách sạn có tầm nhìn đẹp và thoáng đãng để tận hưởng kỳ nghỉ của mình.
Coco Ocean-Spa Resort ghi dấu ấn riêng biệt với việc chăm sóc sức khỏe, tái tạo năng lượng độc đáo cho chủ nhân và du khách. Với tổng diện tích khu tổ hợp Spa - Fitness lên đến 4.500 m2, tính đến hiện tại, Coco Ocean-Spa Resort là dự án condotel đầu tiên sở hữu Spa -Fitness lớn nhất Việt Nam. Hạng mục này được đầu tư quy mô và chuẩn mực về chất lượng dịch vụ, trong đó riêng Spa Center rộng hơn 3.000 m2 sẽ được đầu tư với phương pháp hiện đại nhất thế giới: Medical Spa và Destination Spa.
Cùng với Spa Center, Empire Group mạnh tay đầu tư một khoản rất lớn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác: Hệ thống Gym – Fitness - Yoga đa dạng về loại hình như Kinetic style, Clubbing experience, Hi-tech cardio flow; Hồ bơi jacuzzi; Yoga bãi biển; Câu lạc bộ dưỡng sinh; Lớp dạy massage cho trẻ em. Bên cạnh đó là hệ thống nhà hàng ẩm thực với nhiều phong cách khác nhau, từ truyền thống mang đậm bản sắc Việt đến sự phá cách, hiện đại của phương Tây. Trong đó, khu ẩm thực detox sẽ mang tới loại hình ẩm thực mới giúp thanh lọc cơ thể, mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe du khách.
P. Anh
Vestibulum tortor quam, feugiat vitae, ultricies eget, tempor sit amet, ante. Donec eu libero sit amet quam egestas semper. Mauris placerat eleifend leo. Quisque sit amet est et sapien ullamcorper pharetra. At ut urna convallis lacinia ac libero condimentum penatibus nisl Nullam.
Tiretium consequat justo orci Aliquam Curabitur id habitant at lacinia Pellentesque. Nibh ante elit eu iaculis ac lacus urna dolor orci Suspendisse. Praesent Sed sit tellus Aenean nulla consectetuer Aenean volutpat fames Sed. Lorem netus Curabitur Pellentesque Vestibulum. Purus.
Aspernatur ostrum exercitationem ullam corporis suscipit laboriosam, nisi ut aliquid ex ea commodi consequatur? Quis autem vel eum iure reprehenderit qui in ea voluptate velit esse quam nihil molestiae consequatur, vel illum qui dolorem eum fugiat quo voluptas nulla pariatur?
Aliquam a ligula a erat blandit laoreet. Vivamus faucibus ac metus sed accumsan. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus.
Proin Fusce lacinia Phasellus leo turpis Duis Mauris egestas vitae Pellentesque. Accumsan mus Pellentesque et lacus vitae dui Curabitur et Curabitur interdum. Auctor Phasellus lacinia fringilla euismod augue nibh lorem laoreet habitasse ac. Eleifend platea condimentum.
Officiis debitis aut rerum necessitatibus saepe eveniet ut et voluptates repudiandae sint et molestiae non recusandae. Itaque earum rerum hic tenetur a sapiente delectus, ut aut reiciendis voluptatibus maiores alias consequatur aut perferendis doloribus asperiores repellat.
16:36:10
Du lịch chăm sóc sức khỏe, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu (2014) là loại hình du lịch kết hợp với việc duy trì hoặc tăng cường sức khỏe cá nhân. Du lịch chăm sóc sức khỏe không phải là một loại hình du lịch mới. Liên minh quốc tế của Tổ chức Du lịch (IUTO), tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm về du lịch sức khỏe là “việc các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe, sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là nước khoáng và khí hậu” (1973). Từ đó đến nay, các hoạt động du lịch sức khỏe đang ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, du lịch chăm sóc sức khỏe có thể hiểu việc đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần (wellness tourism), phân biệt với du lịch chữa bệnh là đi du lịch kết hợp với mục đích khám và chữa bệnh bằng cả phẫu thuật và không phẫu thuật (medical tourism).
Du lịch chăm sóc sức khỏe là sản phẩm du lịch thuộc thị trường ngách, đang ngày càng phát triển. Theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, năm 2013, có khoảng 586.5 triệu lượt khách lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng trên thế giới, tăng 12% so với năm 2012. Doanh thu của ngành du lịch nghỉ dưỡng đạt hơn 494 tỷ USD năm 2013, tăng hơn 12% so với năm 2012. Du lịch nghỉ dưỡng đóng góp một phần quan trọng trong ngành kinh tế chăm sóc sức khỏe toàn cầu, và trong đó ngành spa thu về hơn 94 tỷ USD và ngành công nghiệp suối khoáng thu về hơn 50 tỷ USD.
Sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là sự kết hợp những dịch vụ, hàng hóa và tiện nghi cung ứng để thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của du khách trong chuyến đi du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp các tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và con người. Spa và tắm nước khoáng, nước nóng là những sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi thư giãn hay ngâm mình trong nước nóng mà còn phải chủ ý hoặc có đóng góp tích cực đến tâm lý, tinh thần và cảm xúc của khách du lịch. Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham gia các khóa thể dục dưỡng sinh, thiền, yoga, phục hồi sức khỏe, dưỡng bệnh, phòng bệnh hoặc giảm căng thẳng trong cuộc sống, cai thuốc lá hay giảm cân hiện đang rất phổ biến trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu còn nhóm cả các hoạt động đi bộ đường dài, khám phá tự nhiên và hoạt động tình nguyện vào trong sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe.
Năm 2013, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, trên toàn thế giới có hơn 105,000 Spa, tăng 47% so với năm 2012, thu về doanh thu 74 tỉ đô la Mỹ và 27,000 khu suối khoáng tại 103 quốc gia trên thế giới, thu về doanh thu hơn 50 tỷ đô la Mỹ. Các spa thư giãn (day spa) chiếm số lượng nhiều nhất và vì thế cũng đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của toàn ngành, kế đến là các khu spa nghỉ dưỡng (resort spa). Các cơ sở kinh doanh du lịch nước khoáng, nước nóng tập trung nhiều nhất tại châu Á và châu Âu. Châu Á dẫn đầu doanh thu trong ngành du lịch nước khoáng nóng với 26,7 tỷ đô la Mỹ, trong đó hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc chiến 51% tổng doanh thu. Tốp 10 quốc gia đứng đầu thế giới năm 2013 chiếm 88% số lượng cơ sở du lịch nước khoáng, nước nóng và 85% tổng doanh thu của toàn ngành (Viện Nghiên cứu sức khỏe toàn cầu, 2013).
Khách du lịch chăm sóc sức khỏe là những người lựa chọn sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong quá trình đi du lịch. Khách du lịch đi chăm sóc sức khỏe có thể chia thành hai nhóm, bao gồm khách du lịch có mục đích chính và khách du lịch có mục đích phụ là chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh những khách du lịch lựa chọn điểm đến với mục đích duy nhất hoặc mục đích chính là để duy trì và cải thiện sức khỏe bản thân, có những khách du lịch coi chăm sóc sức khỏe là mục đích phụ, họ tham gia vào các hoạt động chăm sóc và duy trì sức khỏe trong quá trình đi du lịch. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, trong năm 2013, ước tính 87% các chuyến du lịch chăm sóc sức khỏe là của khách du lịch coi đây là mục đích phụ, chiếm 84% tổng doanh thu của loại hình du lịch này trên toàn thế giới.
Khách du lịch chăm sóc sức khỏe nhìn chung có mức chi tiêu cao. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế là 1.639 USD/ chuyến du lịch nghỉ dưỡng, cao hơn 65% so với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế. Chi tiêu của khách du lịch nội địa khoảng 688 USD/ chuyến du lịch, bằng 150% so với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch nội địa (Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, 2013). Thị trường khách du lịch chăm sóc sức khỏe hiện nay chủ yếu là những người trung niên, có mức thu nhập cao, có trình độ. Các thị trường gửi khách quốc tế đứng đầu hiện nay là từ châu Âu và Bắc Mỹ, với tốp năm thị trường là Mỹ, Pháp, Đức, Áo và Nhật. Dự báo trong tương lai các thị trường sẽ có tăng trưởng là từ châu Á, Trung Đông và Mỹ La tinh.
Ấn Độ là quốc gia được biết đến như là cái nôi của yoga và thiền. Với thế mạnh về những bài trị liệu tinh thần và thể chất bằng yoga, các phương thuốc y học cổ truyền, thiên nhiên, quốc gia này đã phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện, tạo ra các tour du lịch chăm sóc sức khỏe trọn gói, mang lại trải nghiệm đặc biệt với những hiệu quả rõ rệt về cải thiện cho du khách sau tour du lịch. Du lịch chăm sóc sức khỏe đưa Ấn Độ trở thành điểm đến cung cấp sản phẩm này với mức tăng trưởng nhanh nhất đạt 22%/năm. Với mục tiêu phát triển dòng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, Ấn Độ đưa ra chiến lược thu hút những dòng khách du lịch chăm sóc sức khỏe cao cấp, hạng sang, từ đó dòng khách bình dân sẽ tự tăng theo xu hướng. Nhiều điểm đến chăm sóc sức khỏe cao cấp được phát triển liên tục, nổi bật như Ananda ở Himalayas và Trung tâm chăm sóc sức khỏe toàn diện Soukya ở Bangalore.
Nắm bắt được xu hướng, để đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch đặc biệt này, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các cơ sở chăm sóc sức khỏe, Bộ Du lịch Ấn Độ đã xây dựng Hướng dẫn phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, với những vấn đề được quy định cụ thể như: làm rõ khái niệm du lịch chăm sóc sức khỏe, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính xây dựng cơ sở chăm sóc sức khỏe, xúc tiến quảng bá… Ngoài ra, để kiểm soát chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Bộ Du lịch Ấn Độ cũng phối hợp với Ủy ban chứng chỉ nghề dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh viện để tổ chức thẩm định chất lượng các Trung tâm chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc và cấp chứng chỉ, đồng thời hướng dẫn nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với tiềm năng về nguồn suối nước khoáng nóng phong phú, đa dạng, nên với người dân Nhật Bản việc đi đến một điểm đến chỉ để tắm nước khoáng nóng được coi như là truyền thống từ lâu đời. Các spa nước khoáng nóng resort tại Nhật Bản đã vì thế đã phát triển từ lâu với mục tiêu nhắm vào thị trường khách du lịch nội địa. Theo một thống kê năm 2004, có tới 142 triệu lượt khách tới các spa nước khoáng nóng (còn gọi là onsen) trên khắp nước Nhật. Có khoảng hơn 26.000 suối nước khoáng nóng trên khắp đất nước Nhật Bản, trong đó có hơn 3000 resort có suối nước khoáng nóng. Có nhiều hình thức onsen, một số có khu lưu trú truyền thống gọi là ryokan và một số khác lại chỉ là bể nước nóng mở công cộng (gọi là sento).
Một số ryokan còn cung cấp dịch vụ mát xa và spa bên cạnh dịch vụ tắm khoáng nóng truyền thống như khách sạn Seiryoso ở Shimoda. Trải nghiệm tại một ryokan, du khách không chỉ đến để tắm nước khoáng nóng mà là còn trải nghiệm những yếu tố truyền thống mang tính tín ngưỡng của người Nhật Bản, được biểu hiện ở mọi khía cạnh về không gian, thời gian. Mỗi suối khoáng đều có một câu chuyện riêng, là sự cộng hưởng của mặt đất và dòng nước, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc biệt.
Nắm bắt xu hướng phát triển của du lịch chăm sóc sức khỏe, Nhật Bản đã sử dụng hệ thống onsen và ryokan như là một sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe nổi bật để giới thiệu tới khách du lịch quốc tế. Các khu nước khoáng nóng nổi tiếng được quảng bá rộng rãi trên các website về du lịch của Tổng cục Du lịch Nhật Bản, Hiệp hội Ryokan Nhật Bản… với các ngôn ngữ quốc tế. Ngoài ra, để thuận tiện cho khách du lịch các quy tắc truyền thống khi tắm onsen, lựa chọn loại hình onsen… cũng được khuyến nghị trước và hướng dẫn cho du khách quốc tế một cách đầy đủ, rõ ràng. Một số quy định truyền thống khắt khe của Nhật Bản không phù hợp với khách du lịch quốc tế cũng đã được cân nhắc thay đổi cho linh hoạt hơn, ví dụ như việc gần đây Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các ryokan cho phép khách du lịch có hình xăm lớn vào tắm tại onsen công cộng (ở Nhật Bản, người có hình xăm lớn bị coi là thuộc giới giang hồ nên các khách sạn hạn chế tiếp để tránh ảnh hưởng tới du khách khác). Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng của các cơ sở suối khoáng nóng, Ủy ban môi trường Nhật Bản có quy định về việc các cơ sở này phải nộp mẫu nước để xét nghiệm 10 năm một lần và thông báo kết quả này tới các khách hàng.
Là quốc gia đứng đầu thế giới về du lịch chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sản phẩm du lịch tắm suối khoáng nóng, theo thống kê của Hiệp hội du lịch suối khoáng nóng Trung Quốc, năm 2013, Trung Quốc thu về hơn 14.078,3 triệu USD từ thị trường du lịch suối khoáng nóng với 20 triệu lượt khách, mặc dù số lượng cơ sở suối khoáng nóng tại Trung Quốc ít hơn của Nhật Bản.
Yếu tố thành công của ngành du lịch sức khỏe tắm suối khoáng nóng của Trung Quốc là việc xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả. Đầu tiên là việc lựa chọn thị trường mục tiêu, Trung Quốc nhắm vào thị trường khách trung niên tới cao tuổi, tầng lưu trung lưu tới thượng lưu. Thị trường khách đi du lịch hot spring ở Trung Quốc chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nga, Trung Đông, Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc. Chiến lược marketing của Trung Quốc sử dụng điểm bán hàng độc nhất của mình là các suối khoáng nóng tự nhiên từ lâu đời, có tác dụng hồi phục sức khỏe với hàm lượng khoáng tốt cho làn da. Trung Quốc quảng bá sản phẩm du lịch suối khoáng nóng của mình với đặc tính quan trọng tốt cho sức khỏe và là phương thức chữa bệnh đến từ thiên nhiên.
Các sản phẩm du lịch suối khoáng nóng của Trung Quốc rất đa dạng như resort suối khoáng nóng, hội nghị kết hợp suối khoáng nóng, suối khoáng nóng kết hợp chơi golf, trượt tuyết kết hợp suối khoáng nóng, công viên chủ đề kết hợp suối khoáng nóng… Thành công của các cơ sở suối khoáng nóng tại Trung Quốc có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư quốc tế như các tập đoàn Intercontinental, Shangri-la, Sheraton, Bayan tree… Điều này có được nhờ vào chiến lược của chính phủ Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư để phát triển sản phẩm du lịch suối khoáng nóng mang thương hiệu, đẳng cấp quốc tế trong khi tận dụng nguồn tài nguyên tại Trung Quốc.
Năm 2009, để phát triển hơn nữa sản phẩm du lịch suối khoáng nóng, Hiệp hội Du lịch Trung Quốc đã thành lập một hiệp hội chi nhánh mang tên Hiệp hội du lịch suối khoáng nóng Trung Quốc. Hiệp hội này có vai trò quan trọng trong kết nối các doanh nghiệp kinh doanh suối khoáng nóng, hỗ trợ các hoạt động của các thành viên, cung cấp các thông tin, kiến thức mới, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và chính phủ, hỗ trợ tổ chức quản lý của chính phủ… Bên cạnh đó, Hiệp hội này cũng tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá cho sản phẩm du lịch suối khoáng nóng của Trung Quốc trong và ngoài nước thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, hội chợ du lịch… Hiệp hội cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng các sản phẩm du lịch tổng hợp, tạo tuyến du lịch kết hợp du lịch suối khoáng nóng và thăm quan: khách du lịch thăm quan trong ngày và nghỉ đêm tại các cơ sở suối khoáng nóng, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Vấn đề quản lý chất lượng cũng được chính phủ Trung Quốc cân nhắc khi phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe. Năm 2012, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về Suối khoáng nóng đã được ban hành, bộ tiêu chuẩn này được phổ biến tới từng chủ cơ sở suối khoáng nóng thông qua các chương trình đào tạo/bồi dưỡng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thành lập một trung tâm nghiên cứu về hướng dẫn lắp đặt/áp dụng công nghệ spa cho các trung tâm spa, khu nghỉ dưỡng trên cả nước. Tại thành phố Bắc Kinh – 1 trong 4 thành phố nổi tiếng nhất về du lịch suối khoáng nóng ở Trung Quốc, để quản lý chất lượng, Ủy ban Thanh tra sức khỏe Bắc Kinh đã tổ chức kiểm tra chất lượng nguồn nước của các cơ sở suối khoáng nóng trên toàn thành phố. Từ đó, các quy định và luật lệ về chất lượng nguồn nước, tiêu chuẩn dịch vụ được ban hành để tăng cường kiểm soát chất lượng của các sản phẩm du lịch này.
Nhìn chung, sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe rất phù hợp làm sản phẩm bổ trợ cho các sản phẩm du lịch đặc thù của Việt Nam, để làm phong phú thêm trải nghiệm của khách du lịch tại Việt Nam. Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe cũng phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam trong thời gian tới, đó là “đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang tính đẳng cấp, thu hút thị trường ngách với khả năng chi tiêu cao” (Chiến lược Phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).
Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia đã phát triển có thể rút ra một số yêu cầu đối với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam như sau:
- Cần xác định rõ thị trường mục tiêu và các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, tâm lý và sở thích của thị trường mục tiêu đó.
- Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần phối hợp với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (VD: Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường) trong việc thẩm định chất lượng kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Cần có những nghiên cứu, đánh giá nguồn lực phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và bài bản để có những hướng đầu tư phát triển phù hợp. Cần xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, trong đó làm rõ các khái niệm, tính chất sản phẩm, những yêu cầu kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực…
- Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe cần có định hướng và quy hoạch cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và bền vững.
- Nhà nước cần hỗ trợ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch chăm sóc sức khỏe. Cũng cần có một tổ chức do chính phủ/chính quyền địa phương đứng đầu để tập hợp nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá của các cơ sở du lịch chăm sóc sức khỏe.
ThS. Đinh Thị Hồng Nhung – Phòng QLKH&HTQT
Aenean ante turpis, porta eget malesuada vitae, porta ut purus. Pellentesque scelerisque eu diam vel bibendum. In ac cursus tellus, eu congue nisl.
Habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas, auris placerat eleifend leo. Quisque sit amet est et sapien ultricies eget, tempor sit amet, Cras in mi at felis aliquet congue. Ut a est eget ligula molestie gravida. Curabitur massa. Donec eleifend
Dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi, id est laborum et dolorum fuga. Et harum quidem rerum facilis.
Dolores eos qui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur, adipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore et dolore magnam aliquam quaerat voluptatem. Ut enim ad minima veniam.
Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Morbi lacinia ornare magna, mattis vehicula nulla imperdiet et. Praesent eu diam magna.